Bốn Kiểu Doanh Nghiệp Sẽ Thất Bại

January 25, 2025

Bốn Kiểu Doanh Nghiệp Sẽ Thất Bại

Với quan sát và kinh nghiệm của OmegaAdvisors, bốn kiểu doanh nghiệp sau đây sẽ thất bại hoặc lụi tàn cho dù hôm nay vẫn còn đang đắm mình trong ánh hào quang.

Không có gì thành công mãi mãi, đặc biệt khi xây một lâu đài trên cát. Nhìn vào mô hình kinh doanh và lãnh đạo có thể dự đoán bốn nhóm doanh nghiệp sau đây sẽ thất bại, cho dù hiện tại họ vẫn đang thành công.

  1. Doanh nghiệp phát triển dựa trên các mối quan hệ chính trị

    AIC, Việt Á, Phúc Sơn, Thuận An... là minh chứng rõ nét nhất nhóm doanh nghiệp này trong những năm gần đây. Ở một giai đoạn nào đó, kinh doanh trên mối quan hệ sẽ tạo ra những đặc quyền tiếp cận với tư liệu sản xuất khiến các đối thủ cạnh tranh ghen tỵ. Nhưng giai đoạn này chỉ giới hạn trong một khoảng thời gian. Khi cơn gió chính trị thay đổi, bước đi tiếp theo  của doanh nghiệp sẽ là dấu hỏi lớn.

    Khi tung một đồng xu chỉ có 2 sự lựa chọn sấp ngửa. Kinh doanh không phải là trò chơi may rủi, khi đặt cược về một phía đã ẩn chứa các rủi ro trong tương lai khi gió xoay chiều.

  2. Doanh nghiệp phát triển dựa vào duy nhất cá nhân duy nhất

    Các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam khởi đầu từ con số 0, vươn lên trở thành một thế lực luôn gắn liền với hình ảnh nhà sáng tập. Tuy nhiên, khi quy mô doanh nghiệp đã lớn, việc hoạt động phụ thuộc vào một cá nhân tạo nên các rủi ro tiềm tàng: chiến lược kinh doanh sai lầm, các quyết định không có sự phản biện, đội ngũ điều hành thụ động ra quyết định dựa vào tâm trạng của ông chủ ...

    HAGL, Hùng Vương... từng là các ông vua trong lĩnh vực hoạt động của mình nhưng việc phụ thuộc vào nhà sáng lập đã khiến họ trả giá và suy yếu

  3. Doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính quá mức

    Đòn bẩy tài chính là con dao hai lưỡi. Không ai biết được thấm thía điều này hơn Novaland. Từ đỉnh cao, từ vị thế nhà phát triển dự án lớn thứ hai thị trường- sau Vinhomes, ba năm qua Novaland đối diện với hàng loạt rắc rối và trượt dốc: trái phiếu không thể thanh toán đến hạn; các công trình xây dựng dở dang không thể bàn giao cho người mua; các ác tắc pháp lý khiến nhiều dự án dừng lại giữa chừng kéo theo sự phản ứng mạnh của người mua; các nhà cung cấp đòi nợ

  4. Doanh nghiệp mở rộng đa ngành quá mức

    Khi đã thành công tại một lĩnh vực, doanh nghiệp tự tin mở rộng ra các hoạt động đa ngành, thậm chí có những ngành không hề có năng lực cạnh tranh cốt lõi. Thực tế, rất ít doanh nghiệp tại Việt Nam đột phá thành công ở ngành nghề mới. Đa số thất bại ở các lĩnh vực không có sở trường. Vì vậy, một doanh nghiệp mở rộng ra các lĩnh vực mới không có liên kết trong chuỗi giá trị thường là cánh én sớm báo hiệu sự thất bại.