Những Người Dẫn Dắt

January 24, 2025

Những Người Dẫn Dắt

Trong 30 năm qua, kinh tế Việt Nam được dẫn dắt bởi hai nhóm doanh nhân: Một, các doanh nhân trưởng thành từ trong nước. Hai, các du học sinh Đông Âu quay trở về Việt Nam kinh doanh. Và lực lượng thứ ba đang hình thành...

Những Người Dẫn Dắt- Ba Thế Hệ Doanh Nhân

Trước thập niên 1990, kinh tế tư nhân Việt Nam không tồn tại, ít nhất trên giấy tờ. Các công ty tư nhân Việt Nam chỉ xuất hiện sau năm 1992 khi thành phần kinh tế này được chính thức thừa nhận. Sau giai đoạn chạy khởi động lấy đà, khối kinh tế tư nhân nội địa chỉ có cơ hội bứt phá khi thị trường chứng khoán Việt Nam khởi sắc trong giai đoạn 2006-2007, cú huých giúp họ huy động được vốn, tích lũy tư bản để trở nên lớn mạnh sau đó. 

Nhìn lại, kinh tế tư nhân non trẻ của Việt Nam đã trải qua năm cuộc khủng hoảng, sau mỗi lần một nhóm các doanh nghiệp bị loại bỏ khỏi thương trường: 

+ Khủng hoảng tài chính châu Á (1997-1998): Loser: Tăng Minh Phụng- ESCO

+ Khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008- 2009): Loser: Habubank, Vinashin, Tài Nguyên...

+ Khủng khoảng kép (giai đoạn 2011-2013) từ khủng hoảng nợ công châu Âu và khủng hoảng hệ thống ngân hàng và bất động sản nội địa: Loser: tập đoàn Thiên Thanh; ngân hàng Đại Tín, ngân hàng Xây dựng, ngân hàng SCB (Việt Nam Tín Nghĩa, SCB, Đệ Nhất)

+ Khủng hoảng do đại dịch COVID-19 (2020-2021)

+ Khủng hoảng do đứt gãy nguồn cung và lạm phát toàn cầu 2022-2023 tạo ra các bất ổn cho kinh tế Việt Nam: Loser: Vạn Thịnh Phát, Tân Hoàng Minh, FLC, Novaland...

Xét về năng suất lao động, khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam có năng suất chỉ thấp hơn khối FDI. Nhưng nguồn lực của kinh tế tư nhân Việt Nam phân tán do doanh nghiệp SMEs chiếm tới 97,5%, suy yếu sau mỗi cuộc khủng hoảng. Sức mạnh cạnh tranh của kinh tế tư nhân Việt Nam tập trung vào một số tập đoàn, công ty tư nhân lớn. Sự quan trọng của kinh tế tư nhân Việt Nam với nền kinh tế ở việc tạo công ăn việc làm.

Có thể phân chia các doanh nghiệp tư nhân lớn ra làm ba nhóm theo xuất thân của các nhà sáng lập.

Nhóm 1: Thành lập bởi doanh nhân trong nước

Đặc điểm:

  • Thế hệ doanh nhân học tập, lớn lên và khởi nghiệp tại Việt Nam. Thế hệ 5X-7X (đời đầu)

  • Thời gian khởi nghiệp: Thập niên 1990 hoặc sớm hơn

  • Hoạt động kinh doanh xuyên suốt đáp ứng các nhu cầu thiết yếu nhất
  • Lĩnh vực chính: Thương mại, bất động sản, ngân hàng, công nghiệp nặng, thủy sản…

  • Doanh nghiệp tiêu biểu: THACO Group; Hòa Phát; TPBank- DOJI; Geleximco- ABBank; BRG- SeABank, TH Milk- BacA Bank, T&T- SHB, TTC Group…

  • Điểm yếu: Hạn chế về quản trị và có tham vọng phát triển đa ngành. Một số từng hùng mạnh nhưng bị suy yếu, hoạt động cầm chừng hoặc phá sản về kỹ thuâth: HAGL, Hùng Vương, Gỗ Trường Thành, Novaland…

  • Mô hình phát triển hay dự trên các mối quan hệ thân hữu nên năng lực cạnh tranh quốc tế hạn chế, trừ nhóm doanh nghiệp xuất khẩu, tiêu biểu như Minh Phúc và Vĩnh Hoàn…

  • Có thể tuyển dụng nhân sự chuyên nghiệp bên ngoài nhưng mô hình quản lý vẫn mang tính chất gia đình.

  • Hoạt động phụ thuộc hoạt động vào người đứng đầu, có khoảng cách rất lớn về năng lực và kinh nghiệm của quản lý cấp trung với người dẫn dắt

  • Đang ở giai đoạn chuyển giao, một số không có đáp án cho bài toán chuyển giao khi thế hệ F1 không thể kế thừa, thiếu năng lực.

  • Ưa thích sử dụng đòn bẩy tài chính lớn, vay nợ nhiều, sau mỗi cuộc khủng hoảng lại một số công ty tư nhân lớn bị đào thải.

  • Gần như không có khả năng quốc tế, trừ một số công ty đơn lẻ.

  • Đại diện xuất sắc nhất là Hòa Phát và THACO

  • 2/6 tỉ phú trong danh sách tỉ của của Forbes (2025) là tỉ phú nội địa

 

Nhóm 2: Doanh nhân cựu du học sinh Đông Âu

Đặc điểm:

  • Lớn lên tại Việt Nam nhưng du học tại Đông Âu vào đầu thập niên 1990.

  • Thế hệ đời cuối 6X- đời đầu 7X, kinh doanh quốc tế rất sớm

  • Vốn tích lũy từ kinh doanh thương mại tại Đông Âu, sau đó đầu tư về Việt Nam vào giữa thập niên 2000. Do có trải nghiệm kinh doanh quốc tế nên họ khác với doanh nhân trong nước khi năng lực cạnh tranh tốt hơn

  • Hoạt động kinh doanh đáp ứng các nhu cầu thiết yếu

  • Lĩnh vực chính: ngân hàng- bất đổng sản, hàng tiêu dùng, công nghiệp chế tạo, du lịch, hàng không… đặc biệt thành công trong bất động sản và tài chính

  • Doanh nghiệp tiêu biểu: Vingroup, Masan Group, Techcombank, VPBank, VietJet, VIB, OCB, Sungroup…

  • Có tư tưởng cấp tiến, hội nhập và quản trị hiện đại hơn hẳn so với doanh nhân trong nước, khai phá đưa doanh nghiệp dẫn đầu các lĩnh vực hoạt động…

  • Tạo ra các chuẩn mực mới và xác lập năng lực cạnh tranh trong các mảng kinh doanh tham gia hoạt động. Họ giúp năng lực cạnh tranh quốc gia tốt hơn.

  • Tầm nhìn dài hạn và chiến lược phát triển tốt hơn các doanh nghiệp do nhóm thứ nhất lãnh đạo

  • Chưa gặp áp lực chuyển giao và có thể hứa hẹn chuyển giao thành công khi thế hệ F1 được đào tạo tốt, có tư tưởng cấp tiến hoặc chấp nhận CEO chuyên nghiệp nắm thực quyền

  • Quan hệ kinh doanh ít phụ thuộc vào kết nối chính trị.

  • Tuyển dụng, sử dụng nhân sự và hợp tác quốc tế  hướng tới mô hình phát triển chuyên nghiệp.

     

Nhóm 3: Thế hệ 8X- về sau du học tại Mỹ

Đặc điểm:

  • Học vấn, ngoại ngữ tốt, có khả năng hội nhập tốt hơn hai thế hệ trước đó

  • Hoạt động trong lĩnh vực có hàm lượng chất xám cao như công nghệ và dịch vụ 

  • Kinh doanh thoát ly ra khỏi các kết nối chính trị và quan hệ thân hữu

  • Chưa đóng vai trò lớn trong nền kinh tế Việt Nam hiện tại nhưng có tầm nhìn và năng lực cạnh tranh quốc tế, 

  • Tư duy, suy nghĩ hướng ra thị trường toàn cầu

  • Quản trị và tư duy hiện đại

  • Trở thành thế lực và nhân tố dẫn dắt kinh tế Việt Nam sau năm 2030

OmegaAdvisor Team